Ngày đăng: 26/07/2022
Thực dân Pháp tìm mọi cách thục hiện dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Trước tình hình đó, Chúng ta đã chủ động đàm phán với Pháp để tránh cuộc chiến tranh, giữ hòa binh cho cả hai dân tộc, giữ độc lập tự do cho Tổ quốc, rồi ký Hiệp định sơ bộ ngày 06 tháng 3 năm 1946, sau đó ký Tạm ước ngày 14 tháng 9 năm 1946. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi thư tới nguyên thủ các nước Anh , Mỹ , Liên Xô và các thành viên của Liên Hợp Quốc, nêu rõ thiện chí hòa bình, hy vọng Liên Hợp quốc chấp nhận những yêu cầu chính đáng của Việt Nam để duy trì hòa bình. Cùng lúc đó , Người liên tục gửi thư cho Chính phủ, Quốc hội, Thủ tướng Pháp và cử phái viên đến gặp người đứng đầu đại diện Pháp ở Đông Dương, tìm cách cữu vãn hòa bình, tránh cuộc chiến tranh đổ máu. Nhưng giới cầm quyền thực dân đã khước từ mọi nỗ lực cứu vãn hòa bình của chúng ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại diện nước Pháp ký Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 (ảnh tư liệu)
Bội ước hiệp định sơ bộ 6/3/1945 và Tạm ước 19/4/1945, thực dân Pháp ráo riết tăng cường lực lượng và đến tháng 11/1946, số quân của chúng đã lên tới 10 vạn. thực dân Pháp đã tấn công các phòng tuyến của quân ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, Chúng lần lượt cho quân đổ bộ trái phép vào Đà Nẵng, Đồ Sơn, Cát Bà đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn và chuẩn bị kế hoạch đánh vào cơ quan đầu não của ta ở thủ đô Hà Nội.
Kẻ thù đã đặt dân tộc ta đứng trước hai con đường : Một là khoanh tay cúi đầu làm nô lệ, Hai là đấu tranh đến cùng để giành lấy độc lập và tự do . Hoàn cảnh đó buộc Đảng , Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhân dân ta không có sự lựa chọn nào hơn là cầm vũ khí đứng lên chiến đấu, phát động cuộc kháng chiến toàn quốc để bảo vệ độc lập và tư do của dân tộc . Ngày 18 và 19/12/1946, hội nghị mở rộng Ban chấp hành Trung Uowng Đảng họp khẩn ở Vạn Phúc, Hà Đông quyết định phát động cả nước kháng chiến và chỉ ra đường lối kháng chiến lâu dài
Bút tích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 19/12/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.Người nói:
“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình. Chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn nǎm!
Kháng chiến thắng lợi muôn nǎm!”
Đáp Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh , theo đường lối kháng chiến đúng đắn do Đảng vạch ra, đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần dân tộc, truyền thống anh hùng bất khuất, làm cho cả nước đứng lên chiến đấu bằng sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ của người Việt Nam với mọi thứ vũ khí có sẵn, với một ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Có thể nói, ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 là minh chứng cho sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, biến bị động thành chủ động, tạo nên thế trận mới cho mặt trận Hà Nội có điều kiện giam chân quân địch hai tháng, để cả nước chuyển vào kháng chiến trường kỳ. Việc nổ súng phát động toàn quốc kháng chiến ngày 19/12 giữa Thủ đô là sự kiên lịch sử rất đặc biệt , thể hiện một nghệ thuật chiến tranh cách mạng thật đúng đắn, sáng tạo và đầy quả cảm.
Ngày 26/9/1945, tại ga Hàng Cỏ, đoàn quân Nam tiến đầu tiên rời Hà Nội vào chi viện cho miền Nam, mở đầu cho phong trào Nam tiến, cả nước sát cánh cùng đồng bào Nam bộ và Nam Trung bộ đánh giặc cứu nước. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
75 năm đã trôi qua nhưng khí thế hào hùng của những ngày đầu toàn quốc kháng chiến đã trở thành ngày lịch sử, là dấu son chói lọi trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Trải qua bao biến cố thăng trầm của thời gian, nhưng giá trị lịch sử của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng của toàn thể nhân dân Việt Nam, cổ vũ, hiệu triệu đồng bào kề vai sát cánh, chung sức đồng lòng, đoàn kết nhất trí đánh giặc, giữ nước, giành lại độc lập, tự do, thống nhất cho Tổ quốc.
Ngọc Nguyên - Phòng phát huy giá trị