Ngày đăng: 26/09/2019
Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương Đảng khoá X đã ra Nghị quyết số 04-NQ-T.Ư "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí".
Trong những năm qua, nhất là từ sau Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII Đảng và Nhà nước ta đã tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Nhiều cán bộ, đảng viên giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, đi đầu trong cuộc đấu tranh này. Nhiều vụ án tham nhũng, trong đó có những vụ án lớn phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng đã được phát hiện, xử lý.
Tuy nhiên, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, hiệu quả thấp. Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.
Nguyên nhân chủ yếu của những thiếu sót, khuyết điểm trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí là:
- Cơ chế, Chính Sách, pháp luật chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở, nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung.
- Tổ chức và hoạt Đảng của hệ thống chính trị nói chung, của bộ máy nhà nước nói riêng, còn nhiều khuyết điểm, chất lượng và hiệu quả chưa cao; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan, tổ chức chưa được xác định rõ ràng, cụ thể, còn trùng lặp hoặc bị phân tán.
-Nhiều tổ chức Đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính nghiêm trang, sự nguy hại của tệ tham nhũng, lãng phí, nên lãnh đạt nhũng chặt chẽ, thiếu kiểm tra, đôn đốc thậm chí còn nể nang, né tránh, dung túng, bao che cho tham nhũng, lãng phí; chưa thực sự dựa và dân và chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị.
- Công tác cán bộ nói chung và việc quản lý, giáo dục cán bộ, công chức nói riêng còn nhiều yếu kém. Một bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bộ, công chức suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức. Không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh cao cấp, còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đại đức; chưa đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm.
Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong nhĩmg năm tới, phải đẩy mạnh toàn diện và kiên quyết cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
I- Mục tiêu, quan điểm phòng, chống tham nhũng, lãng phí
l- Mục tiêu
Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính,
2- Quan điểm
Đảng lãnh đạo chặt chẽ công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự.
- Phòng, chống tham nhũng, lãng phí phải phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, củng cố hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.
- Vừa tích cực, chủ động phòng ngừa vừa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, trong đó phòng ngừa là chính. Gắn phòng, chống tham nhũng, lãng phí với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy dân chủ, thực hành tiết kiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, chống quan liêu.
- Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực và có trọng tâm, trọng điểm.
- Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chú trọng tổng kết thực tiễn và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài.
II- Chủ trương, giải phápl- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân vệ công tác phòng, chống tham nhũng, Lãng phí.
Tiến hành cuộc vận động ''Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, tại nên phong trào tự tu dưỡng, rèn luyện, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và tệ tham nhũng, lãng phí trong Đảng, trong xã hội. Đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, phải nêu gương về đạo đức, lối sống và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về nhũng, chống tham nhũng, lãng phí. Đưa nội dung Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vào chương trình giáo dục. Mở chuyên mục tuyên truyền, giáo dục về vấn đề này trên các báo, đài. Bảo vệ, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.
2- Nâng cao tính tiên phong, gương mẫu của tổ chức Đảng và đảng viên, tăng cường vai trò của chi bộ trong quản lý, giáo dục đảng viên
Các tổ chức Đảng và đảng viên, cán bộ, công chức phải đề cao tinh thần tự tôn, tự hào về dân tộc, về truyền thống cách mạng của Đảng, từ đó tự tu dưỡng bản thân, đi đầu trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Chi bộ Đảng phải nắm chắc việc thực hiện nhiệm vụ và quan hệ xã hội của đảng viên trong chi bộ, giáo dục, nhắc nhở và kịp thời kiểm tra, xử lý những trường hợp có dấu hiệu vi phạm, không được dung túng, bao che tham nhũng, lãng phí.
Trường hợp có hành vi tham nhũng, lãng phí cần được xử lý thì cấp uỷ Đảng phải tại điều kiện thuận lợi chơ cơ quan chức năng thực thi pháp luật, đồng thời lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị; thực hiện nghiêm túc kết luận xử lý gắn với củng cố nội bộ.
Nâng cao tính chiến đấu, thực hiện dân chủ, công khai tương tự phê bình và phê bình theo phương châm ''trên trước, dưới sau, trong trước, ngoài sau”. Công khai kết quả tự phê bình, kiểm điểm. Trong sinh hoạt Đảng và nhận xét, đánh giá đảng viên hàng năm phải có nội dung về phòng, chống tham nhũng, 1ãng phí.Tổ chức Đảng phải lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp làm tốt vai trò giám sát. Hàng năm, cán bộ chủ chốt cấp xã phải trực tiếp tự phê bình và phê bình tại hội nghị đại diện nhân dân do Mặt trận Tổ quốc tổ chức. Xây dựng và thực hiện cơ chế chất vấn trong sinh hoạt Đảng.
3- Tiếp tục hoàn thiện công tác cán bộ phục vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí
- Sửa đổi, bổ sung các quy định về công tác cán bộ, bảo đảm công khai, dân chủ
Chấn chỉnh công tác thi tuyển, tiếp nhận cán bộ, công chức; chú trọng thanh tra, xử lý tham nhũng trong thi tuyển; bổ sung quy định về việc những người có quan hệ gia đình không được cùng làng một số công việc dễ xảy ra tham nhũng. Thực hiện nghiêm túc, mở rộng dần diện chuyển đổi vị trí công tác trong hệ thống chính trị.
Thí điểm tiến tới mở rộng thi tuyển công khai một sơ chức danh cán bộ quản lý cấp phòng, cấp vụ, nhất là người đứng đầu bệnh viện, trường hợp, cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp của Nhà nước. Cán bộ, công chức dự kiến được bổ nhiệm, đề bạt phải trình bày chương trình hành động trước khi ghi phiếu tín nhiệm. Kiên quyết không sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu tái cử những người tham nhũng, lãng phí hoặc bao che, tiếp tay cho tham nhũng, lãng phí. Xem xét, xử lý trách nhiệm người giới thiệu, người bổ nhiệm, đề bạt cán bộ đã bao che hành vi tham nhũng, lãng phí của người được bổ nhiệm, đề bạt.
Sửa đổi, bổ sung quy định về bổ nhiệm, phân cấp quản lý cán bộ theo hướng tăng quyền hạn cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức gắn với trách nhiệm cá nhân trong việc lựa chọn, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cấp phó và cán bộ cấp dưới trực tiếp trên cơ sở thảo luận dân chủ trong tập thể lãnh đạo. Nghiên cứu cơ chế thủ trưởng cơ quan hành chính cấp trên bổ nhiệm thủ trưởng cơ quan hành chính cấp dưới.
Thực hiện nghiêm quy định về xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan đơn vị để xảy ra tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng, về miễn nhiệm, bãi nhiệm, cho từ chức, tạm đình chỉ chức vụ người có dấu hiệu tham nhũng để thanh tra, kiểm tra, điều tra. Khuyến khích việc chủ động từ chức vì lý do trách nhiệm.
- Tiếp tục cải cách chế độ tiền lươngĐẩy nhanh hơn tiến độ thực hiện Đề án cải cách chế độ tiền lương, xây dựng lộ trình cải cách tiền lương ương những năm tới theo hướng tăng thu nhập cao hơn cho cán bộ, công chức. Giao quyền tự chủ về tài chính, biên chế và giao hoán kinh phí hoạt động cho các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp có đủ điều kiện. Xây dựng cơ chế tiền lương riêng cho công chức hành chính.
Các đơn vị làm nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công cộng được chủ động nâng cao thu nhập chính đáng cho đội ngũ công chức, viên chức trên cơ sở bảo đảm cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho mới công dân và công khai thu các khoản phí tương xứng với chất lượng dịch vụ được người thụ hưởng chấp nhận.
Tăng lương hoặc tăng mức phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và cải thiện điều kiện làm việc cho các ngành kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, công an, kiểm sát, toà án và một số ngành dễ phát sinh tham nhũng; đồng thời, tăng cường chế độ trách nhiệm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Tiếp tục thí điểm và tiến tới thực hiện cơ chế trả lương và các khoản thu nhập khác của cán bộ, công chức qua tài khoản mở tại ngân hàng, kho bạc, trước hết là ở những nơi có điều kiện. Khuyến khích cán bộ, công chức chuyển các khoản tiền tích luỹ và tài khoản.
- Bảo đảm minh bạch tài sản, thu nhập của đảng viên, cán bộ, công chức.
Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản và xác minh bản kê khai theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng. Trong Đảng, xây dựng và thực hiện cơ chế đảng viên là cán bộ, công chức thuộc diện kê khai tài sản theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, phải công khai trong chi bộ bản kê khai, là cấp uỷ viên thì còn phải công khai trung cấp uỷ; phải giải trình nguồn gốc tài sản của mình theo yêu cầu của tổ chức Đảng có thẩm quyền; trường hợp không giải trình được một cách minh bạch, hợp lý thì bị xem xét kỷ luật về Đảng, chính quyền, đoàn thể. Tiến tới tất cả đảng viên là cán bộ, công chức đều phải kê khai tài sản, công bố trong chi bộ, cấp uỷ và giải trình nguồn gốc khi có yêu cầu.
- Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử nhằm bảo đam sự liêm chính của đảng viên, cán bộ, công chức
Rà soát, sửa đổi và bổ sung Quy định những điều đảng viên không được làng; công bố công khai để nhân dân giám sát.
Các bộ, ngành khẩn trương ban hành quy tắc ứng xử theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, tập trung vào các nội dung sau:
+ Thực hiện nghiêm Quy định cấm sử dụng công quỹ làm quà tặng, chiêu đãi, tiếp khách kháng đúng quy định. Xây dựng quy định cụ thể những trường hợp được tặng quà và nhận quà; có cơ chế khuyến khích việc từ chối nhận quà tặng và tự giác nộp lại cho cơ quan có thẩm quyền.+ Quy tắc quan hệ giữa người thực hiện công vụ với công dân, tổ chức, doanh nghiệp là đối tượng quản lý, giữa người lãnh đạo, quản lý với cán bộ cấp dưới; giữa cán bộ, công chức của cơ quan cấp trên với cán bộ, công chức của cơ quan cấp dưới; nghĩa vụ công chức phải khước từ các ưu ái dành cho bản thân và gia đình.+ Quy tắc ứng xử trong việc cưới, việc tang, mừng nhà mới, ngày sinh, về bằng cấp, học hàm, học vị, danh hiệu thi đua, khen thưởng.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử phù hợp với đặc thù của mình, xây dựng nền nếp văn hóa trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
4- Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vịThực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch; bổ sung quy định bảo đảm minh bạch quá trình ra quyết định, bao gồm cả chính sách, văn bản quy phạm pháp luật và quyết định giải quyết một vụ việc cụ thể của cơ quan nhà nước các cấp.
Xem xét, sửa đổi các danh mục bí mật nhà nước nhằm mở rộng công khai. Hoàn thiện, công khai hoá và thực hiện đúng các chế độ, định mức, tiêu chuẩn sử dụng giao động, ngân sách và tài sản công. Nghiên cứu ban hành Luật Bảo đảm quyền được thông tin của công dân.
5- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế, xã hội
Tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách đã có về quản lý kinh tế, xã hội, cải cách hành chính; tiếp tục nghiên cứu, bổ sung một số chủ trương mới nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí.
- Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai, công sở
Chấn chỉnh, bảo đảm công khai, minh bạch trong quy hạch và quản lý, sử dụng đất đai, công sở. Nghiêm cấm tuỳ tiện sưa đổi quy hoạch. Rà soát, đánh giá hiệu quả sử dụng đất, công sở; khắc phục ngay tình trạng quy hoạch, giải phóng mặt bằng, xây dựng dự án chậm trễ, kéo dài. Đất và công sở được sử dựng không đúng mục đích, kém hiệu quả phải bị thu hồi để chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc bán đấu giá.
Đối với quỹ đất dành cho các dự án kinh doanh hạ tầng đô thị, trung tâm thương mại, nhà ở, các cơ sở dịch vụ có vị trí kinh doanh thuận lợi, nhất thiết phải thực hiện cơ chế đấu thầu công khai quyền sừ dụng đất.
Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tài chính về đất đai, đăng ký bất động sản.
- Chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và hoạt động mua sắm công
Các cấp ủy Đảng lãnh đạo thực hiện nghiêm túc Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng.
Thực hiện công khai, minh bạch trong quyết định, chủ trương đầu tư. Nghiêm túc thực hiện quy định về đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước. Ngăn chặn tình trạng người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và nhà thầu cùng một cơ quan, đơn vị. Bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất làm nhiệm vụ quản lý dự án. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trong đầu tư, xây dựng từ ngân sách nhà nước.
Khắc phục tiêu cực trong hoạt động mua sắm công, bảo đảm công khai, minh bạch, kể cả việc công khai hóa các khoản hoa hồng từ mua sắm. Thực hiện thí điểm mô hình mua sắm công tập trung, nhất là đối với các lại hàng hoá có nhu cầu sử dụng nhiều và có giá trị lớn.
- Chấn chỉnh công tác thu, chi ngân sách
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu ngân sách, trang bị tài sản, phương tiện đi lại, thiết bị làm việc.
Khẩn trương ban hành Luật Về quản lý thuế nhằm áp dụng rộng rãi cơ chế cá nhân, tớ chức phải tự kê khai, tự tính, tự nộp thuế bằng chuyển khoản qua ngân hàng, kho bạc. Thực hiện công khai, dân chủ, công bằng trong việc ấn định mức thuế từ cơ sở nhằm chàng tham nhũng và thất thu thuế.
Thực hiện cơ chế thanh toán qua ngân hàng, kho bạc đối với việc mua sắm công và các khoản thu của hải quan, thu thuế doanh nghiệp; các khoản thu, chi ngân sách được thực hiện qua hệ thống thanh toán điện tử của kho bạc nhà nước.- Tiếp tục cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, tăng cường quản lý vốn, tài sản nhà nước và nhân sự tại doanh nghiệp
Đẩy mạnh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 9 (khoá IX) và Nghi quyết Đại hội X của Đảng. Kiểm soát chặt chẽ quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; ngăn chặn kịp thời tiêu cực, sai trái trong định giá, đấu giá tài sản của doanh nghiệp, xác định tỉ lệ giá trị tài sản của Nhà nước trong giá trị tài sản doanh nghiệp cổ phần; công khai hoá việc mua - bán cổ phần của doanh nghiệp được chuyển đổi.
Xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát tài chính, phát huy quyền giám sát của người lao động trung các doanh nghiệp.
Tăng cường chế độ công khai, minh bạch, nghĩa vụ giải trình; thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với các doanh nghiệp có vồn nhà nước. Xử lý nghiêm những người được giao quản lý các doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện các giao dịch kinh doanh với doanh nghiệp thuộc sở hữu của người thân.
6- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng
Tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán một số lĩnh vực trọng điểm, như : đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, thu - chi ngân sách, quản lý tài sản công và hệ thống ngân hàng thương mại. Thành lập các đoàn công tác liên ngành giữa Uỷ ban kiểm tra của Đảng với thanh tra, kiểm toán, công an, kiểm sát để phối hợp xử lý các vụ tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng. Công khai kết quả xử lý của các đoàn công tác này.
Chỉ đạo kiện toàn cơ quan thanh tra, điều tra thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, lãng phí nói chung, trong lực lượng vũ trang nói riêng.
Nghiên cứu tổ chức các cơ quan phòng, chống thanh nhũng theo hướng bảo đảm sự độc lập cần thiết với các cơ quan quản lý nhà nước theo cấp lãnh thổ và sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Trung ương. Tăng cường cán bộ cho các cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, toà án và kiểm tra của Đảng, đồng thời kiểm soát hoạt động của các cơ quan này.
Thanh tra Chính phủ và các cơ quan thanh tra cấp tỉnh, huyện tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ thanh tra công vụ. Nghiên cứu kết hợp tổ chức và hoạt động kiểm tra của Đảng với các cơ quan thanh tra.
Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng và cơ quan nhà nước cấp trên đối với tổ chức Đảng và cơ quan nhà nước cấp dưới, nhất là việc kiểm tra, giám sát hoạt động của người đứng đầu và các chức danh chủ chốt.
Tố cáo tham nhũng, lãng phí phải được tiếp nhận mặt cách thuận tiện và xử lý kịp thời. Có cơ chế bảo vệ và chính sách khen thưởng về vật chất và tinh thần cho người tố cáo tham nhũng, lãng phí.
Người có hành vi tham nhũng phải bị xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh về trách nhiệm chính trị, hành chính hoặc hình sự, bất kể người đó là ai và ở cương vị nào. Những đảng viên có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, uy tín giảm sút, dù cơ quan chức năng chưa kết luận được, cấp uỷ vẫn phải xem xét, cân nhắc bố trí công việc khác cho phù hợp.
Chú trọng thu hồi tài sản tham nhũng, áp dụng chính sách khoan hồng đối với những người phạm tội nhưng có thái độ thành khẩn, đã bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả kinh tế, hợp tác tốt với cơ quan chức năng. Nghiên cứu sửa đổi pháp luật hình sự theo hướng khoan hồng hơn đối với những người đưa hoặc người nhận hối lộ nhưng đã tự giác khai bán và nộp lại tài sản trước khi bị phát hiện. Trừng trị nghiêm khắc những đối tượng tham nhũng có tổ chức, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Nhanh chóng bổ sung và Bộ Luật Hình sự các hành vi tham nhũng mới được quy định tại Luật Nhũng, chống tham nhũng; chú trọng tới các chế tài phạt tiền nhằm tăng khả năng thu hồi tài sản tham nhũng.Khi phát hiện đảng viên thuộc diện cấp ủy quản lý có dấu hiệu tham nhũng thì các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp xử lý theo thẩm quyền, chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổ chức Đảng về quyết định của mình, đồng thời phải kịp thời báo cho cấp uỷ Đảng quản lý cán bộ đó biết.
7- Thực hiện tốt công tác truyền thông về phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Đề cao vai trò, trách nhiệm của báo chí trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí; khắc phục tình trạng thông tin một chiều, mang tính kích động, gây hoang mang hoặc quy kết về tội danh, mức án trước khi xét xử, bảo vệ, khen thưởng, đảng viên nhũng người làm báo tích cực, dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm việc đưa tin sai sự thật, vu cáo, bịa đặt gây hậu quả xấu.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và các cơ quan chức năng phải chủ động cung cấp kịp thời, đứng pháp luật cho công chúng những thông tin có liên quan đến tham nhũng, lãng phí.
8- Xây dựng các cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũngBan Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham những được uý quyền tạm đình chỉ chức vụ từ thứ trưởng, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở xuống; kịp thời kiến nghị với Bộ Chính trị, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tạm đình chỉ các chức vụ từ bộ trưởng và tương đương trở lên, đáp ứng yêu cầu thanh tra, điều tra, xử lý khi có vi phạm về tham nhũng, Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu, để xuất về chính sách, trực tiếp chỉ đạo, phối hợp kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chốn tham nhũng, chỉ đạo xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng.
Sớm kiện toàn các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng do Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tới cao trực tiếp chỉ đạo. Tăng cường cán bộ có bản lĩnh, năng lực, tại điều kiện thuận lợi, đồng thời kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các đơn vi này.
Việc tổ chức bộ phân chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng ở các cấp, các ngành thực hiện theo quy định của Chính phủ.
9- Tăng cường giám sát của nhân dân và cơ quan dân cử
Hằng năm, Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp nghe báo cáo và thảo luận, chất vấn về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Tăng cường công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức quần chúng; chú trọng kiểm tra, thanh tra, giám sát việc sử dụng các quỹ từ thiện, nhân đạo.
Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nâng cao hiệu quả thanh tra nhân dân, khắc phục bệnh hình thức.
l0- Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng
Chủ động tham gia các chương trình, sáng kiến, diễn đàn quốc tế về phòng, chống tham nhũng phù hợp với điều kiện Việt Nang. Thực hiện các cam kết quốc tế về phòng, chống tham nhũng, chú trọng tới các cam kết về xây dựng mới trường đầu tư, kinh doanh minh bạch.
III- Tổ chức thực hiện
Các Đảng đoàn, ban cán sự Đảng, Đảng uỷ trực thuộc Trung ương và các tỉnh uỷ, thành uỷ quán triệt Nghị quyết này trong Đảng viên, cán bộ, công chức; xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết một cách cụ thể, thiết thực và phù hợp; tại bước chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trung nhận thức và hành động phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo xây dựng chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Ban Tổ chức Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương phới hợp với các cơ quan, tờ chức có liên quan xây dựng trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành các quy định về quản lý cán bộ, đảng viên, công chức, Quy chế tự phê bình và phê bình, Quy định xử lý đảng viên vi phạm, Quy chế chất vấn trung Đảng; Quy chế giám sát trong Đảng và Quy chế nhân dân giám sát tổ chức Đảng và đảng viên.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng hướng dẫn thực hiện, chủ trì phới hợp với các ban của Đảng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc kịp thời báo cán Bộ Chính trị, Ban Bí thư tình hình thực hiện Nghị quyết.
Đảng đoàn Quốc hội, Đảng đoàn Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tờ chức thành viên chỉ đạo thực hiện công tác giám sát, đảng viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, 1ãng phí.
Cuối năm 2008, Bộ Chính trị chỉ đạo sơ kết việc thực hiện Nghị quyết này, báo cáo kết quả tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, thúc đẩy việc thực hiện trong những năm tiếp theo.
Nghị quyết này phổ biến đến chi bộ.
Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam