Ngày đăng: 12/06/2017
Trong suốt cuộc hành trình tìm đường cứu nước cho đến khi nước nhà được độc lập, rồi đến tận những năm cuối đời, Bác Hồ kính yêu chỉ sắp xếp được 2 lần về thăm quê hương. Tuy thế nhưng đến hôm nay, trong lòng người dân xứ Nghệ vẫn còn vẹn nguyên kỉ niệm về những mẩu chuyện nhỏ mà sáng ngời đạo đức của Bác – một nhân Cách lớn song lại vô cùng giản dị, gần gũi.
Bác về thăm quê lần thứ nhất
|
|
Năm 1957, tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến chuyển xán lạn. Miền Bắc sau ba năm khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh đã thu được một số thành quả. Do vậy, về đối ngoại, Bác muốn đi thăm, cảm ơn các nước anh em, bè bạn trên thế giới đã ủng hộ Việt Nam. Trước lúc lên đường Bác quyết định về thăm một số địa phương thuộc khu IV, trong đó có Nghệ An. Theo lịch trình, ngày 12-13/6/1957, Bác thăm tỉnh Thanh Hóa. Ngày 14-16/6/1957, Bác về Nghệ An. Ngày 15/6, Bác thăm Hà Tĩnh. Sáng ngày 16/6/1957, Bác mới về quê cha, đất tổ ở làng Kim Liên, Nam Đàn. Hôm đó đúng vào ngày Chủ nhật. Thue xe Nghe An - Thue Xe Cua Lo
Nhiều người đón Bác trong ngày này chợt nhớ rằng, trước đó 11 năm (cuối năm 1946), tiếp anh, chị ruột của mình là bà Nguyễn Thị Thanh và ông Nguyễn Sinh Khiêm sau mấy chục năm trời xa cách, Bác cũng chọn ngày Chủ nhật. Chỉ qua một chi tiết nhỏ, cũng thấy Bác vô cùng phân minh, giữa việc công và việc tư. Trong suốt cuộc đời của Người, điều này cũng thể hiện rất rõ.
Nghe tin Bác về thăm quê, không riêng dân làng Sen quê nội, Hoàng Trù quê ngoại mà nhân dân cả huyện Nam Đàn, cả tỉnh Nghệ An đều náo nức mong chờ. Thời điểm đó miền Bắc mới được giải phóng, vừa bước qua thời kỳ 2 năm khôi phục kinh tế và văn hoá, hàn gắn vết thương chiến tranh; đời sống nhân dân còn nghèo, cơm ăn còn bữa có bữa không, áo quần chưa thật lành, nhưng đã hạnh phúc trong độc lập, tự do. Tin Bác về, từ trẻ em đến người già, ai ai cũng náo nức, phấn khởi, mặc những bộ quần áo đẹp nhất, mới nhất đi đón người con quê hương – lãnh tụ kính yêu của mình. Thue xe Nghe An - Thue Xe Cua Lo
Buổi sáng ngày tháng sáu ấy trời nắng chan hoà. Những tia nắng như cùng reo vui chiếu rọi lên từng nét mặt chan chứa vui sướng tự hào cuồn cuộn đổ về Nam Đàn, về
Kim Liên
Bác kia rồi! Trong bộ quần áo ka ki bạc màu, đôi dép cao su mòn gót, Bác tươi cười vẫy chào nhân dân. Cả rừng người hò reo mừng đón Bác. Thue xe Nghe An - Thue Xe Cua Lo
Một đồng chí lãnh đạo tỉnh Nghệ An trịnh trọng mời Bác đi vào nhà khách mới được xây cách đấy không lâu, nhưng Bác ngăn lại:
– Tôi xa nhà, xa quê đã lâu nay mới có dịp trở về, tôi phải về thăm nhà tôi trước đã. Nhà tiếp khách là để dành cho khách, tôi có phải là khách đâu! Thue xe Nghe An - Thue Xe Cua Lo
Nói rồi Bác rẽ đi về lối nhà mình. Đến trước chiếc cổng tre dẫn lối đi vào nhà ngang thấy hàng chữ ghi trên tấm bảng nhỏ “nhà Bác Hồ”, Bác quay lại bảo với mọi người:
– Đây là nhà Cụ phó bảng chứ có phải là của Bác Hồ đâu!
Đúng vậy. Ngôi nhà gỗ 5 gian lợp tranh là của dân làng Kim Liên xuất quĩ công mua và dựng mừng quan đại khoa Nguyễn Sinh Sắc vừa thi đậu Phó bảng khoa thi Hội năm Tân Sửu 1901. Người anh của Cụ là Nguyễn Sinh Trợ cùng bỏ tiền dựng 3 gian nhà nhỏ dùng làm nhà ngang, mừng người em sắp vinh qui bái tổ. Thue xe Nghe An - Thue Xe Cua Lo
Bác đứng tần ngần, nhìn bao quát 2 ngôi nhà, sân vườn. Khi nghe tiếng người cán bộ hướng dẫn mời Bác đi vào nhà, Bác ngập ngừng trong vài thoáng rồi thong thả đi dọc theo hàng rào bước đến góc vườn rẽ phải, theo hàng rào dâm bụt đi thẳng vào sân:
– Các chú mở lối đi vừa rồi là sai, cổng nhà Cụ Phó bảng ở hướng đông này chứ!
Bác dừng lại giữa sân, như muốn thu toàn bộ cảnh quan vào đôi mắt. Người chỉ cho những người đi theo đâu là nơi trồng cây ổi, chỗ nào có cây thanh yên đã mọc trên mảnh vườn xưa của nhà Bác. Bác đi vào nhà lớn, đi hết năm gian, đi đến đâu Bác chỉ cho mọi người vị trí đặt, để các đồ vật theo ký ức của Người.
Ở gian thứ nhất có kê bộ phản lớn làm nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc tiếp khách. Chính tại nơi đây, Nguyễn Sinh Cung đã được nghe không ít cuộc đàm đạo của các chí sĩ yêu nước, những người đồng chí hướng với thân phụ mình. Bàn thờ được đặt ở gian thứ 2. Chiếc bàn thờ này không có chân mà nó được đỡ trên 2 tấm gỗ đóng ống vào cột nhà. Bàn thờ là một tấm liếp bằng nứa trên trải chiếu mộc. Đồ thờ đều làm bằng gỗ mộc không sơn son thiếp vàng. Gian thứ 3 được quây kín thành một gian buồng giành cho chị gái bác là Nguyễn Thị Thanh tức Bạch Liên. Gian thứ 4 giành riêng để Cụ Phó bảng đọc sách, nghỉ ngơi. Ngoài bộ phản còn có một cái án thư. Gian thứ 5 cũng được kê một bộ phản dành riêng cho 2 anh em Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung. Bác chỉ cho mọi người biết chiếc võng đay được mắc ở đâu, cái rương gỗ đựng thóc kê ở vị trí nào, cái tủ 2 ngăn đựng chén bát được đặt ở đâu… Đi hết nhà lớn, Bác bước xuống nhà ngang, ngày trước dùng để nấu nướng và để đồ.
Bác lại đi ra sân, đứng ngắm lại ngôi nhà đã gắn bó một giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời Bác. Ngôi nhà này là một kỷ vật chứng kiến quá trình lao động, học tập và trưởng thành từ năm mười một tuổi đến năm mười sáu tuổi của Bác, là nơi ghi dấu những cảm xúc đầu tiên về lòng yêu nước, về nhận thức xã hội và ghi dấu những hoạt động cứu nước bước đầu của Người. Thue xe Nghe An - Thue Xe Cua Lo
Đã 50 năm trôi qua, những ai được vinh dự có mặt trong giờ phút thiên liêng của buổi sáng ngày 14/6/1957, hẳn không quên lời Bác:
– Tôi xa quê đã 50 năm rồi. Thường tình người ta xa nhà, lúc trở về thì mừng mừng tủi tủi. Nhưng tôi không tủi mà chỉ thấy mừng. Bởi, khi tôi ra đi, nhân dân ta còn nô lệ, bị bọn phong kiến đế quốc đè đầu cưỡi cổ. Bây giờ tôi về thì đất nước đã được giải phóng, nhân dân đã được tự do.
"Quê hương nghĩ nặng tình cao
Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình"
Ông Nguyễn Sinh Quế - nguyên Bí thư Đảng bộ xã Kim Liên có mặt trong lần bác về thăm quên nhớ lại: "Lần đón Bác về thứ nhất, chúng tôi được thông báo là đón đoàn khách đặc biệt, nhưng thấy mọi ngả đường đều được rà mìn, bộ đội canh gác rất cẩn mật. Sáng 16.6.1957, Bác về đến Kim Liên. Sau khi thăm đơn vị bộ đội trên núi Đụn, Bác về thăm nhà cũ. Người vẫn nhớ như in từng đồ vật trong nhà, từng gốc ổi, hàng cau, bụi chuối, luống khoai lang, dãy chè mạn hảo... đã gắn bó với Người từ thuở ấu thơ. Người đứng lặng trước bàn thờ gia tiên, mắt rưng rưng lệ” - ông Quế nhớ lại. Ra phía sau nhà, một cụ già hàng xóm bước ra chào Bác và hỏi: “Bác còn nhớ tôi không?”. Bác lấy tay vỗ trán một lúc, nói: “Có phải Điền không”?. Ông Hoàng Điền chạy lại ôm lấy người bạn chăn trâu, thả diều thuở ấu thơ khóc vì quá xúc động. Sau đó, Bác ra nói chuyện với đồng bào, mở đầu bằng câu tập Kiều: “Quê hương nghĩa trọng tình cao. Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình” với giọng Nghệ gốc trầm ấm. Người vui mừng vì khi ra đi, quê hương còn nô lệ, nay trở về đất nước tự do, đồng bào no ấm và dặn “Kim Liên phấn đấu thành xã kiểu mẫu, Bác sẽ về thăm”. Nhiều người dân xúc động không kìm được nước mắt trước tình cảm quê hương sâu đậm trong trái tim vị lãnh tụ, dù xa nhà đã 50 năm. Trước khi lên ôtô, Người tặng 5 gói trà Ba Đình cho các cụ và mấy gói kẹo Hà Nội cho các cháu thiếu nhi. Thue xe Nghe An - Thue Xe Cua Lo
Trưa hôm đó, chính quyền xã Kim Liên chuẩn bị nơi ăn chốn nghỉ cho Bác và mời Người ở lại dùng cơm nhưng Bác kiên quyết từ chối. Bác bảo rằng, Bác là người con xa quê đã hơn 50 năm, giờ được về thăm quê Bác muốn đi thăm hỏi, trò chuyện thật nhiều với bà con. Thue xe Nghe An - Thue Xe Cua Lo
Bác về thăm quê lần thứ 2
Năm 1961, Nghệ An đón Bác về thăm quê lần 2 rất long trọng. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh có 2 chiếc xe cũ, phải mượn thêm chiếc xe mới của Quân khu IV trải ga trắng trong xe, kết hoa lộng lẫy quanh xe ra sân bay đón Bác.
Đúng 12h30 ngày 8.12, máy bay của Bác hạ cánh xuống sân bay Vinh. Chính uỷ QK IV Chu Huy Mân, Bí thư Tỉnh uỷ Võ Thúc Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Ân mời Bác lên chiếc xe kết hoa.
Nhìn khắp lượt, Bác nhanh nhẹn tiến đến chiếc Uoát của bộ phận bảo vệ và ngồi lên ghế phía trước, Bác bảo tháo cất tấm bạt để Bác vẫy đồng bào đang đứng hai bên đường chào đón.
Thue xe Nghe An - Thue Xe Cua Lo
Tình huống bất ngờ diễn ra quá nhanh, nên khi chiếc xe mui trần chở Bác bon bon hướng vào Vinh, bấy giờ mọi người ra đón cuống cuồng lên xe, thôi thì ai gặp xe nào lên xe nấy để kịp xe của Bác. Chiếc xe kết hoa rớt lại sau.
Cụ Lê Nhu (nguyên Chủ tịch UBKC tỉnh Nghệ An) cùng mấy người chậm chân đành ngồi lên chiếc xe sang trọng. Chẳng là da dẻ cụ Lê Nhu hồng hào, râu tóc cũng bạc phơ, hàng ngàn người dân chưa gặp Bác bao giờ cứ kháo rằng, xe đi trước chở nhân vật đóng Bác Hồ, người ngồi trong xe kết hoa sang trọng mới là Bác Hồ thật (!).
Khi xe chở Bác đã gần tới trụ sở Tỉnh uỷ giữa tiếng hoan hô của đồng bào nội thành Vinh, bấy giờ chiếc xe kết hoa chở cụ Lê Nhu vẫn giữa dòng người trên suốt đường Quán Bàu, với tiếng hô dậy đất: Hồ Chủ tịch muôn năm! Cụ Lê Nhu phải mở cửa xe hét to: Không phải mô. Tui là Lê Nhu, xe chở Bác Hồ về trước rồi! Thue xe Nghe An - Thue Xe Cua Lo
Bữa cơm hôm ấy, ngoài mấy món đơn giản, chị em phục vụ nhà bếp đã chọn gạo trắng để đãi Bác. Khi mọi người đã ngồi vào bàn ăn, đột nhiên Bác bảo một cán bộ đi cùng đưa gói cơm của đoàn ra. Đó là một gói cơm trắng độn ngô đỏ. Đồng chí phục vụ lấy dao cắt ra từng miếng, chia đều cho mọi người để cùng ăn với Bác. Lúc này các đồng chí Tỉnh ủy cứ nhìn nhau, không ai dám xới cơm trắng ra. Hóa ra trước chuyến đi, bộ phận Văn phòng đã chuẩn bị cơm nắm cho Bác. Lúc này cả nước đang thực hiện ăn gạo độn màu để có đủ gạo chi dùng và dự trữ, Bác cũng thực hiện như bất cứ người dân nào. Một vị Chủ tịch nước mà giản dị đến mức không ngờ, nói luôn đi đôi với làm, làm một cách tự giác, đó là một trong nhiều đức tính quý báu của Bác, có sức lay động lòng người. Bữa cơm hôm đó, những người tham dự ai cũng đều xúc động, nghẹn ngào.
|
|
Sáng 8.12, Bác về Kim Liên, nhưng một điều bất ngờ không có trong kế hoạch là Bác quyết định về thăm làng Hoàng Trù quê ngoại trước. Người gặp ông Luốc (Thuyên) - người bạn thuở ấu thơ - nhắc lại kỷ niệm thuở nhỏ đi câu cá, vô tình Luốc giật lưỡi câu làm rách tai, nay vẫn còn sẹo, làm mọi người hết sức ngạc nhiên về trí nhớ kỳ lạ của Người. Về quê nội, Bác hỏi thăm hoàn cảnh một láng giềng nghèo khổ, hỏi về giếng Cốc, lò rèn cố Điền. Ra nhà khách, Bác tự tay rót nước mời các cụ. Nói chuyện với mọi người, Bác phấn khởi khen xã Nam Liên đã làm tốt lời Bác dạy, trong ba năm liên tục được Chính phủ tặng ba Huân chương về tổ đổi công, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp và xóa nạn mù chữ. Bác nhắc ban quản trị hợp tác xã chăm lo cho đời sống xã viên, phát triển sản xuất, xã viên cũng phải có ý thức làm chủ. Vào đền Kim Liên, nhân có việc hàng cây bạch đàn hai bên đường bị chết, Bác khuyên cán bộ nên chọn loại cây phù hợp để vừa có bóng mát, vừa có chất gỗ tốt, trồng phải bảo đảm sống 100%.
(ST)