Với mong muốn có logo để nhận diện và làm thương hiệu cho Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ tỉnh Nghệ An trong công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Quảng trường đến với đồng bào, đồng chí trong nước và bầu bạn quốc tế.
Chiều ngày 6/1/2023, Sở Văn hoá và Thể thao Nghệ An tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Văn hóa và Thể thao năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đóng góp to lớn trong sự nghiệp lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh giành độc lập dân tộc mà Người còn hết sức quan tâm đến việc gìn giữ các Di sản Việt Nam và phát triển văn hóa nghệ thuật truyền thống. Người luôn mong muốn sự nghiệp văn hóa Việt Nam phát triển, song vẫn luôn giữ được bản sắc dân tộc.
"𝘔𝘰̂̃𝘪 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘥𝘢̂𝘯 𝘺𝘦̂́𝘶 𝘰̛́𝘵, 𝘵𝘶̛́𝘤 𝘭𝘢̀ 𝘭𝘢̀𝘮 𝘤𝘩𝘰 𝘤𝘢̉ 𝘯𝘶̛𝘰̛́𝘤 𝘺𝘦̂́𝘶 𝘰̛́𝘵 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘱𝘩𝘢̂̀𝘯, 𝘮𝘰̂̃𝘪 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘥𝘢̂𝘯 𝘬𝘩𝘰̉𝘦 𝘮𝘢̣𝘯𝘩 𝘵𝘶̛́𝘤 𝘭𝘢̀ 𝘨𝘰́𝘱 𝘱𝘩𝘢̂̀𝘯 𝘭𝘢̀𝘮 𝘤𝘩𝘰 𝘤𝘢̉ 𝘯𝘶̛𝘰̛́𝘤 𝘮𝘢̣𝘯𝘩 𝘬𝘩𝘰̉𝘦”. HỒ CHÍ MINH
Nằm trong chuỗi hoạt động xây dựng phim tư liệu 20 năm xây dựng và phát huy giá trị công trình Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ, ngày 7/10/2022, đoàn cán bộ Sở Văn hoá và Thể thao Nghệ An; BQL Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ tổ chức thăm viếng, tri ân Cố nhà giáo, nhà điêu khắc Đỗ Như Cẩn - Tác giả Tượng đài Bác Hồ tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, Nghệ An.
Tiếp tục hành trình xây dựng phim tư liệu 20 năm hình thành và phát huy giá trị công trình Quảng trường Hồ Chí Minh, ngày 6/10/2022, đoàn cán bộ Sở Văn hóa Thể Thao Nghệ An, BQL Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ phối hợp với đài Truyền hình Nghệ An làm việc, trao đổi thông tin tư liệu với các Nhà điêu khắc, họa sỹ thầy cô giáo Trường Đại học Mỹ Thuật TP Hồ Chí Minh.
Năm 2023 sẽ đánh dấu tròn 20 năm xây dựng và phát huy giá trị Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ, Thành phố Vinh, Nghệ An (2003 - 2013). Để đánh dấu sự kiện này, thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Nghệ An, BQL Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ phối hợp với Đài truyền hình Nghệ An tổ chức làm việc, quay phim, phỏng vấn ông Lê Doãn Hợp - Nguyên Bí thư tỉnh ủy Nghệ An.
Thực hiện kế hoạch công tác năm 2022, chiều ngày 8/7, BQL Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa khẩu Thanh Thủy - Bộ đội Biên phòng Nghệ An tổ chức nói chuyện chuyên đề "Bác Hồ - Người Cha thân yêu của lực lượng vũ trang nhân dân" gắn với trưng bày chuyên đề: “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tại Đồn Biên phòng cửa khẩu Thanh Thủy.
Sáng ngày 16/6/2022, Hạt Kiểm lâm Vinh - Cửa Lò phối hợp với BQL Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ tổ chức kiểm tra công tác phòng chống cháy rừng tại núi Chung mô phỏng - Quảng trường Hồ Chí Minh.
Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ là công trình văn hóa chính trị mang tầm cỡ quốc gia với ý nghĩa tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời là một trong những biểu tượng văn hóa của Nhân dân tỉnh Nghệ An. Công trình được khởi công xây dựng năm 2000 và khánh thành năm 2003. Cùng với gần 700 di tích, công trình, địa điểm lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên mọi miền Tổ quốc, Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ là nơi tuyên truyền, giữ gìn và phát huy giá trị tư tưởng, đạo đức
Đây là hoạt động thường niên của Ban Quản lý Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ nhằm nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy của cán bộ, viên chức, người lao động, các lực lượng làm nhiệm vụ tại đây.
Nhằm tạo không khí đoàn kết, vui tươi, phấn khởi và thúc đẩy các phong trào thi đua, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, chào mừng kỷ niệm 19 năm ngày thành lập (10/4/2003 – 10/4/2022), BQL Quảng trường Hồ Chí Minh và tượng đài Bác Hồ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực và ý nghĩa.
Sáng nay, ngày 6/4/2022, tại Hội nghị giao ban tháng 4, được sự uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Nghệ An đã trao Bằng khen cho 01 tập thể và 02 cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng và tổ chức hoạt động di sản văn hoá tại địa phương năm 2021.
Ngày 26/3, tại nhà thi đấu TDTT tỉnh, Công đoàn cơ sở Sở Văn hóa Thể thao Nghệ An đã tổ chức Hội thao toàn ngành chào mừng kỷ niệm 76 năm Ngày thể thao Việt Nam (27/3/1946 – 27/3/2022).
Ngày 25/3/2022, Đoàn đại biểu do đ/c Nguyễn Thị Hòa - Phó Bí thư thường trực Đảng ủy dẫn đầu đã đến Quảng trường Hồ Chí Minh dâng hoa, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và kết nạp đoàn cho 50 thanh niên, Học sinh là đội viên ưu tú phường.
Mùa Xuân – Tết cổ truyền dân tộc đã về, trên khắp phố phường, đường làng ngõ xóm đã ngập tràn sắc xuân. Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ - Một công trình chính trị mang tầm cỡ quốc gia thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn vô hạn của Nhân dân tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung cũng ngập tràn sắc Xuân.
Sở Văn hóa Thể thao Nghệ An tổ chức Lễ phát động hưởng ứng chương trình trồng một tỷ cây xanh "Vì một Việt Nam xanh" tại khu mộ bà Hoàng Thị Loan thuộc xã Nam Giang - Nam Đàn.
Đoàn Đại biểu Sở Văn hóa, Thể thao Nghệ An do bà Trần Thị Mỹ Hạnh- Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở làm trưởng đoàn tổ chức lễ dâng hương, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường mang tên Người.
TRANG TRỌNG LỄ GIỖ LẦN THỨ 121 CỦA BÀ HOÀNG THỊ LOAN – THÂN MẪU CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Thực hiện công văn số 242/CĐVC ngày 25/11/2021 của Công đoàn Viên chức tỉnh Nghệ an về việc tham gia, phối hợp tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức và người lao động năm 2022; Được sự đồng ý của Sở VHTT Nghệ An, chiều ngày 13/1/2022, BQL Quảng tường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ tổ chức Hội nghị Cán bộ, viên chức, người lao động năm 2022.
Nhân dịp kỷ niệm 72 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2022) và tổ chức Lễ tuyên dương sinh viên 5 tốt năm học 2020-2021, giải thưởng sao tháng Giêng 2021, sáng ngày 6/1/2022, đoàn Đại biểu Hội sinh vên trường Đại hoc Vinh đến Quảng trường Hồ Chí Minh tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm trước Tượng đài Bác Hồ, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn và sự kính trọng sâu sắc đối với tư tưởng vĩ đại và cuộc đời vô cùng cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sáng ngày 04/01/2021, BQL Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ tổ chức lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm cán bộ, viên chức đối với bà Trần Thị Hạnh Ly giữ chức vụ Trưởng phòng Phát huy giá trị; Ông Nguyễn Vũ Hiệp giữ chức vụ Phó trưởng phòng Hành chính tổng hợp.
Chiều ngày 29/12/2021 tại trụ sở đơn vị đã diễn ra Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện mô hình Tự quản về ANTT tại Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ .
Ngày 22 tháng 12 năm 2021, tại trụ sở BQL Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ đã diễn ra Hội nghị góp ý dự thảo thỏa thuận hợp tác về việc hỗ trợ, hợp tác giữa BQL Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Nghệ An.
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm quê lần thứ 2 (8/12/1961 - 8/12/2021) và tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Văn hoá và Thể thao Nghệ An, BQL Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ phối hợp tổ chức trưng bày chuyên đề “Hồ Chí Minh - Người là ánh sáng soi đường”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam như giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng Đảng, phát triển văn hóa, con con người... Trong tư tưởng ấy, đại đoàn kết dân tộc là một nội dung cốt lõi, làm nên dấu ấn quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Những quan điểm, nguyên tắc, phương pháp giáo dục nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc của Người đã được Đảng
Tại Lễ kỷ niệm lần thứ 120 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2010), do Ðại sứ quán Việt Nam tổ chức ở Pháp, ông Han đơ-vi-lơ, Phó Tổng Giám đốc UNESCO đã phát biểu:
Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh - Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại
Đất nước Việt Nam đang trong những ngày gồng mình phòng chống làn sóng thứ 4 của đại dịch Covid- 19. Dường như mỗi người dân đều trở thành một chiến sĩ trên mặt trận phòng chống dịch bệnh. Trong cuộc chiến cam go, nguy hiểm, quyết liệt ấy; chúng ta không thể kể hết những vất vả, những nỗ lực to lớn của đội ngũ chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch. Nơi đó có mồ hôi, có nước mắt và có cả những hy sinh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - hiện thân cao đẹp của ý chí chiến đấu, tinh thần hy sinh vì sự nghiệp độc lập, tự chủ, tự cường dân tộc; vì hạnh phúc của nhân dân. Với tầm nhìn sâu rộng và toàn diện, từ rất sớm Người đã quan tâm tới sự nghiệp phát triển văn hóa giáo dục, thể dục thể thao và khẳng định đó là những biểu hiện sinh động cho bộ mặt của đất nước, trình độ văn minh của một quốc gia.
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là Lãnh tụ thiên tài của Cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Với tư duy độc lập, sáng tạo, trí tuệ thiên tài, Nguyễn Ái Quốc là Người tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc đúng đắn nhất.
Trong quá trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác dân vận. Bác đã chỉ rõ rằng quần chúng nhân dân là chủ thể của cuộc cách mạng, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Nhưng, để nhân dân nhận thức rõ vai trò, sứ mệnh của mình, Đảng phải tiến hành công tác tuyên truyền, vận động để người dân giác ngộ, tự nguyện làm tốt bổn phận và trách nhiệm của mình. Đó chính là công tác dân vận của Đảng, “dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
Xác định công nghệ thông tin (CNTT) là vấn đề quan trọng, là “đòn bẩy” phục vụ công tác cải cách hành chính, thời gian qua Nghệ An đẩy mạnh thu hút đầu tư, hợp tác cùng phát triển hạ tầng mạng viễn thông CNTT, đào tạo nguồn nhân lực CNTT, xây dựng Chính quyền điện tử.
UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 8/4 triển khai các nhiệm vụ trọng tâm “Năm Cải cách hành chính” 2019.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Cách đây 89 năm, với khí thế tiến công thần tốc, nhân dân ta đã làm nên một cao trào cách mạng vô cùng mạnh mẽ - cao trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh là một nét nổi bật của văn hóa Hồ Chí Minh, bao gồm tổng hòa các giá trị về tư tưởng, hành vi chính trị mang tính chân, thiện, mĩ mà Hồ Chí Minh sáng tạo trong suốt quá trình đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Cách đây 74 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14 đến ngày 18/8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam... Ngày 19/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23/8/1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.
Năm nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 50 thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản Di chúc của Người mang tầm tư tưởng của thời đại, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, là những chỉ dẫn quý báu cho Đảng và nhân dân ta trước đây, hiện nay và mai sau. Qua 50 năm thực hiện bản Di chúc bất hủ của Bác; đọc lại và chiêm nghiệm sâu sắc Di chúc của Người, có thể rút ra nhiều bài học quý báu.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết trong thời gian từ năm 1965 đến 1969, là bản tổng kết sâu sắc, toàn diện bài học về quá trình lãnh đạo cách mạng, đường hướng phát triển tương lai dân tộc.
Khi từng đàn chim én chao lượn trên bầu trời, hoa lá đâm chồi nảy lộc, cũng là lúc mùa Xuân đang về. Mùa Xuân mang tới cho chúng ta một không khí ấm áp, dịu dàng.
Cách đây tròn 70 năm, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc mở đầu cho phong trào thi đua yêu nước của cả dân tộc, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng nước ta. Không chỉ có vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn để lại nhiều bài viết, lời dạy về tầm quan trọng và sự cần thiết khách quan của thi đua trong quá trình lao động sản xuất của con người, trong xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Qua đó ta đều thấy toát lên tư tưởng: Làm việc gì cũng cần phải có thi đua, thi đua gắn liền với mỗi con người, gắn liền với công việc hàng ngày.
Phong cách Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người đã để lại cho dân tộc và nhân loại. Phong cách Hồ Chí Minh được xuất phát từ cuộc đời hoạt động cách mạng hết sức sôi nổi và phong phú của Người, là sự kết tinh của tinh hoa văn hoá dân tộc với tinh hoa văn hoá của nhân loại, vừa dân tộc vừa quốc tế, vừa rất mực nhân từ vừa triệt để cách mạng, rất uyên bác mà lại cực kỳ khiêm tốn, rất nguyên tắc về chiến lược nhưng lại rất linh hoạt trong sách lược, vừa nhìn xa trông rộng lại vừa thiết thực cụ thể, vừa vĩ đại lại vừa khiêm nhường giản dị.
Cũng giống như sự nghiệp của Quang Trung, Phượng Hoàng Trung đô – kinh đô đặt tại đất Nghệ An của triều đại Tây Sơn đã phải chịu cảnh dang dở do sự ra đi đột ngột của vị hoàng đế tài ba.
Bắc Sơn - Đình Cả - Thái Nguyên, những địa danh đã đi vào lịch sử trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Tại vùng căn cứ địa cách mạng này, cách đây 78 năm, ngày 27-9-1940, quân và dân ta đã tiến hành trận đánh đồn Mỏ Nhài, mở đầu cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên của cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo.
Ngày Du lịch thế giới được chọn vào ngày 27 tháng 9 hàng năm, do Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đặt ra nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của du lịch trong cộng đồng quốc tế. Thông điệp của Ngày Du lịch thế giới năm nay là: “Du lịch cho tất cả mọi người” – “Tourism for all”.
Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc (LHQ) ngày 20/9/1977. Kể từ đó, quan hệ của Việt Nam với LHQ ngày càng phát triển. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tới Hoa Kỳ, ngày 31/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ dự lễ kỷ niệm 40 năm Việt Nam gia nhập LHQ tại New York.
Cách đây 88 năm, với khí thế tiến công thần tốc, nhân dân ta đã làm nên một cao trào cách mạng vô cùng mạnh mẽ - cao trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
Sinh thời, Chủ tịch Tôn Đức Thắng là một chiến sĩ cách mạng dân tộc và chiến sĩ cách mạng thế giới, là người bạn chiến đấu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh của nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 20/8/2018), hãy cùng ôn lại chặng đường cách mạng vẻ vang của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn quan tâm chăm lo xây dựng, củng cố các lực lượng vũ trang cách mạng. Ngay khi cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thắng lợi, giành chính quyền về tay nhân dân, trên cơ sở các tổ chức tiền thân, Công an nhân dân chính thức thành lập gồm: Sở Liêm phóng ở Bắc Bộ, Sở Trinh sát ở Trung Bộ, Quốc gia tự vệ cuộc ở Nam Bộ. Trong tình thế đất nước "ngàn cân treo sợi tóc", phải đối phó với “thù trong giặc ngoài” Công an nhân dân đã lập nhiều chiến công xuất sắc; đóng góp quan trọng bảo vệ thành công Lễ Tuyên bố độc lập (02/9/1945) và cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội đầu tiên (06/01/1946); kịp thời phát hiện, trấn áp, bóc gỡ nhiều tổ chức, đảng phái phản động, lập những chiến công xuất sắc, tiêu biểu là khám phá, tiêu diệt tổ chức phản cách mạng ở số 7 phố Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội), làm thất bại âm mưu đảo chính lật đổ chính quyền nhân dân do liên minh phản cách mạng Quốc dân đảng câu kết với thực dân Pháp tiến hành.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Từ đây, đất nước, xã hội, dân tộc và con người Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Đó là những bài học về nắm bắt thời cơ, xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại...
Khi lắng nghe hướng dẫn viên kể về hoàn cảnh gia đình Bác cũng như sự hi sinh của Người vì dân tộc, đất nước nhiều thí sinh HHVN đã không cầm được nước mắt.
Năm 1929, lực lượng công nhân lao động khoảng 221.052 người, chiếm 1,3% dân số cả nước, đây là thời điểm phong trào công nhân và hoạt động công hội phát triển sôi nổi, đặc biệt là ở miền Bắc. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân và tổ chức công hội đòi hỏi phải có một tổ chức lãnh đạo và như một tất yếu của lịch sử, ngày 28/7/1929, tại số nhà 15 phố Hàng Nón, Hà Nội, được sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, các công hội Đỏ địa phương đã liên kết thành một tổ chức công hội thống nhất là Tổng Công hội Đỏ. Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là người đứng đầu Ban Chấp hành lâm thời Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ và thông qua chương trình, điều lệ của Công hội Đỏ và quyết định xuất bản tờ báo Lao Động ngày 14/8/1929, đây cũng là một trong những tờ báo có thời gian tồn tại lâu nhất trong nền báo chí Việt Nam.
Ngày 11/7/1987, lúc 6h35 (giờ Anh), cậu bé người Nam Tư MatejGašpar ra đời tại Thành phố Zagreb (nay là Thủ đô của Croatia) và đây cũng là công dân thứ 5 tỷ của Thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của non sông Việt Nam cũng đã từng nói rằng: “Gia đình là tế bào của xã hội”. Và ta thấy được câu nói đó thật ý nghĩa, đó là nơi dùy trì nòi giống, là môi trường quan trọng trong việc hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải biết chăm sóc, bảo vệ gia đình, tạo nên không khí vui vẻ và hạnh phúc.
Ông là họa sỹ Mai Trung Thứ, một Việt kiều Pháp. Ông Thứ đã quay toàn bộ những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người đi thăm chính thức nước Cộng hòa Pháp năm 1946, từ ngày 12 tháng 6 năm 1946, khi Người hạ cánh xuống thành phố Biarít, miền Nam nước Pháp, đến ngày 18/9/1946 khi Người rời Pháp trở về nước.
Hiện nay, qua Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chúng ta đã nhận thấy “Hồ Chí Minh là hiện thân cho tinh hoa của dân tộc lại mang những nét riêng của môi trường quê hương và gia đình đã có ảnh hưởng sâu sắc tới Người từ thuở ấu thơ”(GS Phan Ngọc Liên, Hồ Chí Minh từ nhận thức lịch sử đến hành động cách mạng – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1999, trang 37).
70 năm đã trôi qua kể từ ngày Hồ Chủ tịch viết Lời kêu gọi thi đua ái quốc (1948) và 49 năm (1969) ngày Người mãi mãi đi xa, nhưng vẫn còn đó lời kêu gọi của lòng yêu nước và tinh thần thi đua ái quốc.
Công trình Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ được khánh thành đưa vào sử dụng năm 2003. Cũng trong năm này, Ban Quản lý Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ được thành lập. 15 năm qua, tập thể cán bộ, viên chức Ban Quản lý Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ đã không ngừng nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị công trình văn hóa có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng này.
Sáng nay (31/3), Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng công nhân, viên chức, lao động cụm IV năm 2018.
Sau 51 xa cách vì lo việc nước, ngày 14/6/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới có điều kiện về thăm quê hương. 60 năm trôi qua, hai câu thơ “Quê hương nghĩa trọng tình cao/ Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình” của Người vẫn như vang vọng nơi đây.
Tự học và học tập suốt đời là luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định tạo nên trí tuệ. Bằng tấm gương tự học và học tập suốt đời, Bác Hồ đã để lại nhiều bài học và những kinh nghiệm quý báu cho các thế hệ noi theo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rằng chúng ta chỉ tiến hành chiến tranh khi không còn con đường nào khác, không còn bất kỳ tia hy vọng nào để cứu vãn hoà bình do kẻ thù ngoan cố và hiếu chiến. Vì thế, chúng ta luôn phải chuẩn bị lực lượng và sẵn sàng, khi đã chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và nhân dân thì phải chủ động và kiên quyết, không ngừng thế tấn công để kết thúc chiến tranh một cách có lợi nhất, trong điều kiện lực lượng ta và địch quá chênh lệch thì: “Đánh bại ý chí xâm lược từng bước, đi đến đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của kẻ thù”(1).
Năm 1868 thời kỳ Minh Trị (Meiji) ở Nhật Bản bắt đầu. Thời kỳ này là thời kỳ đổi mới của Nhật Bản với việc tiến hành thử nghiệm nền chính trị thực dụng để tái định nghĩa thể chế Hoàng Đế. Nhật mở cửa toàn diện và đặc biệt đã khuyến khích việc học tiếng Anh. Nhưng cũng trong thời kỳ này, Nhật Bản đứng trước sự đe doạ của phương Tây.
Hồ Chí Minh đến với trí thức từ sớm, từ việc tiếp xúc với Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, đến với những thanh niên tiểu tư sản trong Tâm Tâm xã, và chính Người đã sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, mà thành phần chủ yếu là trí thức và sinh viên.
Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành Đề cương tuyên truyền và sinh hoạt chính trị tư tưởng kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga. TG trân trọng giới thiệu toàn văn bản Đề cương.
Những mẩu chuyện về Bác Hồ với phụ nữ
Thắng lợi Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một trong những thắng lợi nổi bật vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX, là mốc son chói lọi trong lịch sử ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi đó gắn liền với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong suốt cuộc hành trình tìm đường cứu nước cho đến khi nước nhà được độc lập, rồi đến tận những năm cuối đời, Bác Hồ kính yêu chỉ sắp xếp được 2 lần về thăm quê hương. Tuy thế nhưng đến hôm nay, trong lòng người dân xứ Nghệ vẫn còn vẹn nguyên kỉ niệm về những mẩu chuyện nhỏ mà sáng ngời đạo đức của Bác – một nhân Cách lớn song lại vô cùng giản dị, gần gũi.
Lúc sinh thời, mặc dù bận trăm công, nghìn việc, nhưng từ trong sâu thẳm trái tim mình, Bác Hồ vẫn dành tình cảm sâu nặng đối với tỉnh nhà Nghệ An
Nhân dịp kỷ niệm 63 năm ngày Chiến thắng Điện Biên (7/5/1954- 7/5/2017), Ban quản lý Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ trân trong giới thiệu bài tuyên truyền kỷ niệm 63 năm ngày giải phóng Điện Biên (7/5/1954 - 7/5/2017)
Cứ mỗi độ tháng Năm về, khi hương sen tỏa ngát, mỗi người con đất Việt lại dâng tràn trong lòng những cảm xúc thiêng liêng về Chủ tịch Hồ Chí Minh - người khai sinh ra nước Việt Nam mới: Việt Nam dân chủ cộng hòa và để lại cho chúng ta những di sản tư tưởng vô giá. Điều đó càng tiếp thêm sức mạnh để khẳng định Lễ hội Làng Sen không đơn thuần là một hoạt động văn hóa góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh, mà thực sự đã trở thành hoạt động của trái tim, của tình yêu, của niềm tự hào và lòng biết ơn vô bờ bến của dân tộc Việt Nam đối với lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.
Sáng (27/4), Đảng ủy Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội nghị quán triệt, học tập chuyên đề: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cho các Chi bộ có từ 15 cán bộ trở xuống. Tham gia hội nghị đã có 21 chi bộ, 01 đảng bộ bộ phận với trên 350 cán bộ, đảng viên tham dự.
Ngày 30/10/2016, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Đây là Nghị quyết đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về xây dựng Đảng và cũng là nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên của nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Nghị quyết số 04-NQ/TW chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái thuộc 3 nhóm tư tưởng - chính trị, đạo đức-lối sống, và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về "Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp quán triệt và thực hiện tốt một số nội dung sau:
Nhìn lại năm 2016, đời sống văn hóa Nghệ An có nhiều khởi sắc đáng mừng. Với nhiều sự kiện chính trị - văn hóa nổi bật: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021, 70 năm Ngày Thể thao Việt Nam, 15 năm ngày gia đình Việt Nam, 70 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến,…hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan được triển khai kịp thời, có chất lượng; hoạt động văn hóa, nghệ thật diễn ra khá sôi nổi, rộng khăp, vừa phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vừa đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân.
Không chỉ mang đến cho du khách những phút giây thưởng ngoạn, cảnh sắc hữu tình và lối kiến trúc độc đáo, 5 ngôi đền dưới đây còn nổi tiếng linh thiêng và là điểm tựa về tín ngưỡng, tâm linh cho người dân xứ Nghệ:
Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ là một công trình văn hóa chính trị mang tầm cỡ quốc gia, là một tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, là nơi thường diễn ra các sự kiện trọng đại của đất nước nói chung và Nghệ An nói riêng. Cảnh quan trong khuôn viên Quảng trường luôn trang nghiêm, môi trường luôn sạch đẹp tạo dấu ấn mạnh mẽ trong lòng du khách muôn phương mỗi khi về Quảng trường mang tên Bác. Có được những thành quả đó có sự đóng góp công sức của đội ngũ Lãnh đạo, cán bộ, viên chức và người lao động Ban quản lý Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ.
Từ lâu, Đảng bộ và nhân dân Nghệ An vẫn ước mong được dựng Tượng đài Bác Hồ ở quê hương của Người để ngày ngày, lớp lớp cháu con được ngắm nhìn Bác, để được sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương của Bác.
Như bất cứ một cô gái mơ mộng nào, tôi cũng đã từng có ước mơ được lạc vào giữa một rừng hoa. Mỗi lần đi qua cánh đồng hoa hướng dương tôi vẫn thường mỉm cười nhớ lại những ngày thanh xuân thơ trẻ. Tôi vẫn thầm cảm ơn những người đã tạo ra nơi vùng đất này một dấu ấn đẹp đẽ, đáng nhớ, đáng yêu đến vậy.